Thuật Ngữ Google Ads

Thuật Ngữ Google Ads

Thuật ngữ Google Ads là nội dung chú giải, giải thích hoặc định nghĩa các tính năng trên nền tảng quảng cáo google ads.

Thuật ngữ Quảng Cáo Google Ads là những từ ngữ chuyên ngành khi chạy Quảng Cáo Google Ads. Và dĩ nhiên, nói về thuật ngữ thì bác bạn cần và buộc phải đọc hiểu cũng như biết rõ các chỉ số cũng từng thuật ngữ để còn tối ưu cũng như theo dõi hiệu xuất của quảng cáo Google Ads.

 Hôm nay! Tùng Sen sẽ giải thích một số thuật ngữ mà khi chạy quảng cáo Google Ads tất cả chúng ta đều gặp phải đặc biệt là những người mới tìm hiểu về quảng cáo Google Ads.

Google Ads là chương trình quảng cáo trực tuyến của Google. Thông qua Google Ads, bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận chính xác những người quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Mình có viết 1 bài rất chi tiết (Rất là tâm huyết luôn) về Google Ads là gì, cách mà Google tính phí như thế nào? Quảng cáo Google Ads cần chuẩn bị những gì? Và quy trình các bước (Chuẩn) để chạy Quảng Cáo Google Ads. Các bạn mới tìm hiểu về Google nên xem nhé!

Thuật Ngữ Google Ads Về Các Loại Chiến Dịch Quảng Cáo.

Dưới đây là thuật ngữ về các loại chiến dịch quảng cáo mà Google cung cấp.

Quảng cáo Google tìm kiếm (Google Search) cho phép bạn hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Bạn có thể hiển thị quảng cáo cho những người đang chủ động tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ của bạn trên Internet thông qua các từ khóa liên quan.

Quảng Cáo Google Hiển Thị Là Gì? (GDN – Google Display Network)

Quảng Cáo Google Hiển Thị (GDN) giúp bạn tiếp cận đối tượng phù hợp bằng cách hiển thị các quảng cáo khi họ duyệt xem hàng triệu trang web, ứng dụng và sản phẩm của Google (chẳng hạn như YouTube, Gmail). Nhờ đó, bạn có thể đạt được các mục tiêu quảng cáo của mình.

Quảng Cáo Video Là Gì (Video Ads).

Quảng Cáo Video là quảng cáo được hiển thị trên chính sản phẩm của Google là trang Youtube.

Quảng cáo Video cho phép bạn tiếp cận cũng như thu hút đối tượng trên YouTube và thông qua đối tác video của Google.

Quảng Cáo Google Shopping Là Gì? (Google Shopping Ads).

Chiến dịch quảng cáo mua sắm giúp bạn quảng cáo sản phẩm của mình bằng cách cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết về những sản phẩm đang bán trước cả khi họ nhấp vào quảng cáo của bạn.

Quảng cáo mua sắm giúp người mua nhìn thấy thông tin chi tiết về sản phẩm một cách trực quan nhất như: Hình ảnh sản phẩm, tên sản phẩm, giá sản phẩm và tên thương hiệu bán sản phẩm.

Quảng Cáo Khám Phá Là Gì? (Discovery).

Chiến dịch quảng cáo khám phá cho phép bạn chia sẻ câu chuyện về thương hiệu của mình với mọi người trên nguồn cấp dữ liệu của Google vào những thời điểm mà họ sẵn sàng tìm hiểu về những sản phẩm và dịch vụ mới.

Quảng Cáo Ứng Dụng Là Gì? (App Ad).

Chiến dịch quảng cáo ứng dụng cho phép bạn quảng cáo ứng dụng trên Google Tìm kiếm, Google Play, YouTube, Gmail cũng như trong các ứng dụng khác và các trang web dành cho thiết bị di động trên Mạng hiển thị.

Quảng Cáo Google Địa Phương Là Gì? (Local)

Quảng cáo Google Địa Phương là loại chiến dịch quảng cáo trên Google Maps.

Chiến dịch quảng cáo Google địa phương giúp bạn thu hút mọi người đến các cửa hàng và địa điểm thực tế của mình. Quảng cáo của bạn sẽ được tự động tối ưu hoá để xuất hiện trên Mạng Tìm kiếm, Mạng Hiển thị, Google Maps và YouTube.

Chiến Dịch Quảng Cáo Thông Minh Là Gì? (Smart).

Chiến dịch quảng cáo thông minh là cách dễ nhất để tự động hoá chiến dịch cũng như thiết lập và chạy quảng cáo.

Chiến Dịch Quảng Cáo Tối Đa Hóa Hiệu Suất Là Gì? (Maximize Performance).

Chiến dịch quảng cáo tối đa hoá hiệu suất: Là chiến dịch giúp doanh nghiệp tiếp cận tất cả các kênh chỉ bằng một chiến dịch nhờ tính năng tối ưu hoá tự động dựa trên mục tiêu đã cài đặt trước là lượt chuyển đổi.

Thuật Ngữ Google Ads Khi Thiết Lập Chiến Dịch Quảng Cáo Google AdWords.

Trước khi tìm hiểu về các thuật ngữ khi thiếp lập chiến dịch Quảng Cáo Google Ads, Tùng Sen sẽ giới thiệu về Cấu Trúc Của Một Tài Khoản Google Ads.

Cấu trúc của một tài khoản Google Ads bao gồm:

  • Chiến Dịch (Có thể tạo 10.000 chiến dịch trên 1 tài khoản Google Ads).
    • Nhóm Quảng Cáo (Có thể tạo 20.000 nhóm quảng cáo trong mỗi chiến dịch).
      • Từ khóa
      • Quảng Cáo (Mẫu Quảng Cáo) (Có thể tạo 50 quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo)
      • Tiện ích mở rộng cho quảng cáo.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo tài khoản Google Ads.

Cấu Trúc Của Một Tài Khoản Google Ads
Cấu Trúc Của Một Tài Khoản Google Ads | Tùng Sen

Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về thuật ngữ Google AdWords theo cấu trúc của 1 tài khoản Quảng Cáo Googel Ads.

Campaign Là Gì? (Chiến dịch)

Chiến dịch quảng cáo là tập hợp các nhóm quảng cáo (quảng cáo, từ khóa và giá thầu) được tạo ra để nhắm mục tiêu quảng cáo theo ngôn ngữ, vị trí, ngân sách và các cài đặt khác.

Trong 1 tài khoản có thể có nhiều chiến dịch khác nhau, mỗi chiến dịch được sử dụng để quảng cáo cho mỗi danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau.

Ad Group Là Gì? (Nhóm quảng cáo)

Nhóm quảng cáo đứng sau cấp độ chiến dịch trong cấu trúc tài khoản Google Ads.

Nhóm quảng cáo là tập hợp gồm: Từ khóa, ngân sách và mẫu quảng cáo nhằm triển khai chiến lược tới đối tượng mục tiêu cụ thể đã xác định trong cùng một chiến dịch.

Ví dụ: Tùng Sen muốn triển khai một chiến dịch quảng cáo Giày Dép Cho Nữ thì có thể tạo các nhóm quảng cảo như sau:

  • Nhóm quảng cáo 1: Giày cao gót.
  • Nhóm quảng cáo 2: Giày búp bê.
  • Nhóm quảng cáo 3: Giày thể thao.
  • Nhóm quảng cáo 2: Giày boots nữ.

Việc tạo ra nhiều mẫu quảng cáo để chúng ta dễ dàng quản lý, tối ưu cũng như đo lường hiệu quả của từng nhóm quảng cáo.

Keywords Là Gì? (Từ Khóa)

Từ khóa là “từ” hoặc “cụm từ” mô tả về sản phẩm, dịch vụ được nhà quảng cáo chọn lọc để hiển thị quảng cáo khi người dùng tìm kiếm.

Từ khóa là một thành phần rất quan trọng trong chiến dịch quảng cáo tìm kiếm vì từ khóa thể hiện ý định của khách hàng, người dùng khi tìm kiếm thông tin trên Google, cũng là một yếu tố mang tính cốt lõi để thành công khi triển khai chiến dịch tìm kiếm.

Ví dụ: Tùng Sen sẽ lọc những từ khóa liên quan đến “giày cao gót” cho nhóm quảng cáo Giày Cao Gót. Để khi khách hàng tìm kiếm thông tin về giày cao gót thì sẽ hiển thị đúng thông tin (mẫu quảng cáo) về giày cao gót, tránh hiển thị những thông tin không liên quan cho người dùng.

Đối Sánh Từ Khóa Google Ads Là Gì?

Loại đối sách từ khóa trong Google Ads giúp chúng ta kiểm soát được những từ khóa nào có thể được kích hoạt quảng cáo của mình khi người dùng tìm kiếm.

Các Kiểu Khớp Từ Khóa Google Ads
Các Kiểu Khớp Từ Khóa Google Ads: Khớp Mở Rộng, Khớp Cụm Từ, Khớp Chính Xác

Từ khóa đối sánh mở rộng là gì?

Quảng cáo có thể hiển thị cho những cụm từ tìm kiếm có liên quan đến từ khóa của bạn.

Từ khóa đối sánh mở rộng
Từ khóa đối sánh mở rộng trong Google Ads

Kiểu khớp mở rộng là kiểu khớp mặc định được chỉ định cho mọi từ khoá của bạn, nên bạn không bắt buộc phải chỉ định một kiểu khớp khác.

Từ Khóa đối sánh cụm từ là gì?

Quảng cáo có thể hiển thị cho những cụm từ tìm kiếm bao gồm ý nghĩa của từ khóa của bạn.

Từ khóa đối sánh cụm từ trong Google Ads
Từ khóa đối sánh cụm từ trong Google Ads

Từ khóa đối sách chính xác là gì?

Quảng có thể hiển thị cho những cụm từ tìm kiếm có cùng ý nghĩa với từ khóa của bạn.

Từ khóa đối sánh chính xác trong Google Ads
Từ khóa đối sánh chính xác trong Google Ads

Text Ads Là Gì? (Quảng Cáo Văn Bản)

Quảng cáo văn bản là mẫu quảng cáo dạng văn bản nhằm mô tả cũng như cung cấp thông tin quảng cáo đến người dùng.

Ad Extensions Là Gì? (Tiện Ích Mở Rộng Cho Quảng Cáo)

Tiện ích mở rộng là mẫu quảng cáo mở rộng gồm nhiều thành phần khác nhau nhằm cung cấp thêm nhiều thông tin hơn cho mẫu quảng cáo.

Tiện ích mở rộng gồm những thành phần sau:

  • Tiện Ích Mở Rộng Liên Kết Trang Web: Hiển thị các liên kết đến các trang cụ thể của trang web.
  • Tiện Ích Mở Rộng Hình Ảnh: Hiện thị hình ảnh về sản phẩm hoặc dịch vụ khi chạy quảng cáo.
  • Tiện Ích Mở Rộng Chú Thích: Hiển thị thêm nội dung văn bản mô tả như: Giao hàng miễn phí…
  • Tiện Ích Mở Rộng Đoạn Thông Tin Có Cấu Trúc: Làm nổi bật các khía cạnh cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ chạy quảng cáo.
  • Tiện Ích Mở Rộng Cuộc Gọi: Hiển thị số điện thoại và khuyến khích hành động thực hiện cuộc gọi đến doanh nghiệp.
  • Tiện Ích Mở Rộng Biểu Mẫu Khách Hàng Tiềm Năng: Hiển thị biểu mẫu và nhận thông tin khách hàng tiềm năng qua những người nhập thông tin và gửi biểu mẫu.
  • Tiện Ích Mở Rộng Địa Điểm: Hiển thị thông tin địa điểm của doanh nghiệp: Địa chỉ, giờ mở cửa của cửa hàng…
  • Tiện Ích Mở Rộng Vị Trí Đơn Vị Liên Kết: Hiển thị vị trí của các đơn vị liên kết.
  • Tiện Ích Mở Rộng Về Giá: Hiển thị giá của sản phẩm hoặc dịch vụ quảng cáo.
  • Tiện Ích Mở Rộng Ứng Dụng: Hiển thị và khuyến khích người dùng tải ứng dụng.
  • Tiện Ích Mở Rộng Khuyến Mãi: Hiển thị các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt.

Location Targeting Là Gì? (Nhắm Mục Tiêu Vị Trí)

Nhắm mục tiêu theo vị trí là một chế độ cài đặt cho phép chọn vị trí mục tiêu cụ thể để tiếp cận, hiển thị quảng cáo đến khách hàng.

Bạn có thể chọn các vị trí xuất hiện quảng cáo ở phạm vi quốc gia, tỉnh thành, thành phố, quận huyện hoặc bán kính tùy chỉnh của từng khu vực để hiển thị quảng cáo.

Thuật Ngữ Google Ads Về Cấu Trúc Quảng cáo

Cấu trúc của một mẫu quảng cáo cơ bản bao gồm: URL cuối cùng, đường dẫn hiển thị, Dòng tiêu đề, mô tả và các tiện ích mở rộng.

Final URL là gì (URL Cuối Cùng)

URL cuối cùng là URL mọi người truy cập sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. URL này phải phù hợp với nội dung quảng cáo của bạn. Nếu bạn sử dụng đường dẫn chuyển hướng giữa nhiều tên miền, hãy nhập đường dẫn chuyển hướng đó vào mẫu theo dõi.

Display Path là gì? (Đường dẫn hiển thị)

Các trường “Đường dẫn” là một phần của URL hiển thị (văn bản màu xanh lá cây bên dưới văn bản dòng tiêu đề) và có thể chứa tối đa 15 ký tự mỗi trường.

Subject Line là gì? (Tiêu đề Quảng Cáo)

Dòng tiêu đề và các phần khác của quảng cáo (bao gồm cả tiện ích) có thể hiển thị theo các cấu hình khác nhau dựa trên thiết bị mà khách hàng tiềm năng sử dụng hoặc khi Google Ads dự đoán rằng nó có thể cải thiện hiệu suất của bạn.

Nhập 3 đến 15 dòng tiêu đề. Dòng tiêu đề xuất hiện ở đầu quảng cáo của bạn và có thể chứa tối đa 30 ký tự.

Một mẹo nhỏ là: Hãy thêm nhiều tiêu đề quảng cáo liên quan đến sản phẩm, dịch vụ để tăng độ mạnh của quảng cáo.

Description là gì? (Mô tả)

Mô tả và các phần khác của quảng cáo (bao gồm cả tiện ích) có thể hiển thị theo các cấu hình khác nhau dựa trên thiết bị mà khách hàng tiềm năng sử dụng hoặc khi Google Ads dự đoán rằng nó có thể cải thiện hiệu suất của bạn.

Nhập từ 2 đến 4 mô tả. Mô tả của quảng cáo xuất hiện bên dưới URL hiển thị và có thể gồm tối đa 90 ký tự.

Các Thuật Ngữ Google Ads Về Số Liệu Thống Kê Khi Chạy Quảng Cáo

Ngân sách là gì?

Ngân sách trung bình hằng ngày là số tiền trung bình hằng ngày mà bạn đặt cho mỗi chiến dịch quảng cáo. Đó là số tiền mà bạn có thể chi tiêu mỗi ngày trong suốt cả tháng.

Ngân sách Google Ads
Ngân sách Google Ads

Hạn mức chi tiêu hằng ngày của quảng cáo: Có thể tiêu gấp đôi ngân sách trung bình hằng ngày đối với hầu hết các chiến dịch vào một ngày bất kỳ.

Hạn mức chi tiêu hằng tháng của quảng cáo: số tiền gấp 30,4 lần ngân sách trung bình hằng ngày đối với hầu hết các chiến dịch trong một tháng cụ thể bất kỳ.

Vì vậy: Trên thực tế, chúng ta thường thấp sẽ có những ngày mức ngân sách chi tiêu nhiều hơn mức ngân sách trung bình hằng ngày mà chúng ta đặt, nhưng không sao, những ngày khác Google sẽ tự điều chỉnh và giảm ngân sách trong những ngày khác để không vượt quá mức ngân sách của 1 tháng.

Nếu như bạn thấy ngân sách có vượt quá mức ngân sách hằng ngày thì cũng không cần quá lo lắng nhé!

Cách tính ngân sách trung bình hằng ngày từ số tiền chi tiêu hằng tháng.

Giả sử bạn thường chi tiêu 10.000.000 VNĐ mỗi tháng cho quảng cáo. Để tính ngân sách trung bình hằng ngày, bạn hãy chia 10.000.000 VNĐ cho 30,4 để có ngân sách trung bình hằng ngày là khoảng: 329.000 VNĐ.

Chuyển đổi là gì? (Conversion)

Chuyển đổi là một hành động (Mục tiêu của quảng cáo) có giá trị như: Mua hàng, điền form, liên hệ… được người dùng thực hiện khi tương tác với quảng cáo (Click vào quảng cáo văn bản, xem video, banner…)

Tùy từng mục tiêu của từng chiến dịch mà các nhà làm quảng cáo sẽ thiết lập các chuyển đổi khác nhau. Việc chạy quảng cáo Google theo chuyển đổi sẽ hướng các chiến dịch tìm kiếm đúng những đối tượng có khả năng thực hiện chuyển đổi và hướng khách hàng đến đúng mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn.

Lưu Ý: Chuyển đổi là thông số đánh giá chính xác nhất mức độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về chiến lược chạy quảng cáo Google Ads chuyển đổi, hoặc muốn triển khai chạy quảng cáo Google theo hướng chuyển đổi thì liên hệ ngay với Tùng Sen, mình sẽ tư vẫn miến phí ạ!

Xem chi tiết tại link sau: Chạy Quảng Cáo Google Ads Chuyển Đổi.

Điểm Chất Lượng Là Gì? (Quality Score)

Điểm chất lượng là chỉ số ước tính mức độ liên quan của quảng cáo, từ khóa và trang đích với người dùng đang xem quảng cáo của bạn. Điểm chất lượng cao hơn thường dẫn đến mức chi phí thấp hơn và vị trí quảng cáo tốt hơn.

Điểm chất lượng có giá trị từ 1 đến 10 và áp dụng cho cấp từ khóa (Chiến dịch tìm kiếm).

Vì vậy: Đối với chiến dịch tìm kiếm, nếu bạn muốn chi phí quảng cáo rẻ hơn, hãy tập trung tối ưu điểm chất lượng của từ khóa. Đây cũng là một trong những yếu tố có thể quyết định đến sự thành công của toàn bộ chiến dịch.

Điểm Chất Lượng Của Google Ads
Điểm Chất Lượng Của Google Ads

Điểm chất lượng quan trọng như thế nào thì Tùng Sen mời các bạn xem tiếp hình ảnh này!

Cách Google Xếp Hạng Quảng Cáo
Cách Google Xếp Hạng Quảng Cáo

Về chủ đề tối ưu điểm chất lượng, Tùng Sen sẽ viết 1 bài riêng để hướng dẫn cách tối ưu điểm chất lượng sau nhé! Vì cái này rất rất quan trọng và giúp cho chúng ta tiết kiệm được rất nhiều tiền so với đối thủ chạy quảng cáo cùng ngành.

Cách tính Điểm chất lượng

  • Tỷ lệ nhấp (CTR) dự kiến là gì?: CTR Khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo của bạn khi quảng cáo đó hiển thị. Số lượt hiển thị / số lượt Click.
  • Mức độ liên quan của quảng cáo là gì?: Là Mức độ liên quan giữa quảng cáo của bạn và ý định của người dùng (thể hiện qua cụm từ tìm kiếm) ở mức nào. Ví dụ: Người dùng tìm kiếm từ khóa về “thức ăn cho chó” mà hiển thị quảng cáo “thức ăn cho mèo” thì Toang rồi!
  • Trải nghiệm trang đích: Trang đích liên quan và hữu ích với những người nhấp vào quảng cáo của bạn ở mức nào.

Riêng về trang đích thì có khá nhiều vấn đề, trong bài viết này mình chỉ liệt kê một số vấn đề lớn để các bạn có thể nắm đại ý như:

  • Nội dung trên trang đích có liên quan đến quảng cáo không?
  • Trang đích có thân thiện với Mobile, tablet không?
  • Trang đích Load có nhanh không?
  • Một sự thật là: Cái rất quan trọng cũng là cái mà rất rất nhiều người không để ý hoặc tối ưu là: hướng người dùng thực hiện một hành động cụ thể (Mục tiêu của quảng cáo), hoặc đơn giản là có dễ thực hiện hành động ngay trên website hay không?

Lượt Hiển Thị Là Gì?

Lượt hiển thị là số lần mà quảng cáo của bạn được hiển thị (kích hoạt) cho người dùng nhìn thấy.

Ngoài ra, đối với lượt hiển thị. Chúng ta nên để ý đến 2 chỉ số cũng khá quan trọng nữa là:

  • % lượt hiển thị (Vị trí đầu tiên nhất): Google nói thế này: Tỷ lệ hiển thị hàng đầu tuyệt đối trên tìm kiếm là tỷ lệ phần trăm số lần hiển thị của bạn được hiển thị là quảng cáo đầu tiên phía trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền. Nôm ra là: % mà quảng cáo hiển thị TOP 1.
  • % lượt hiển thị (Vị trí đầu tiên): Tỷ lệ hiển thị hàng đầu trên tìm kiếm là tỷ lệ phần trăm số lần hiển thị của bạn được hiển thị ở bất kỳ vị trí nào phía trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền. Vị trí đầu tiền chính là TOP 1 – Top 4 của trang nhất.

Vậy: Qua 2 chỉ số này, chúng ta có thể biết được phần trăm hiển thị của quảng cáo trên trang đầu nhiều hay ít và tỉ lệ quảng cáo hiển thị TOP 1 là bao nhiêu. Từ đó có thể điều chỉnh ngân sách, chiến lược giá thầu, chiến lược mục tiêu của quảng cáo cho phù hợp.

Tổng kết.

Bài viết này cũng khá dài rồi, Tuy nhiên, trên đây là một số thuật ngữ Google Ads cơ bản mình nghĩ khá đủ mà bất kì ai muốn bắt đầu hoặc đang tìm hiểu về Google Ads cần phải biết và nắm rõ.

Ngoài ra! cũng còn rất nhiều thuật ngữ Google Ads khác nữa các bạn có thể tham khảo thêm ở link chính thống của Google như sau: https://support.google.com/google-ads/topic/3121777?hl=vi&ref_topic=10286612

Cám ơn các bạn đã ghé qua Blog của Tùng Sen, nếu có bất kì câu hỏi nào! Hãy Comment ở phía dưới để cùng nhau trao đổi về các Thuật Ngữ Google Ads cũng như chức năng của từng thuật ngữ nhé!

Nếu thông tin về bài viết này giúp ích cho bạn thì hãy chung tay chia sẻ thông tin hữu ích này đến với với nhiều người hơn nữa:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Skype
guest
1 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
1 year ago

[…] Bunus thêm: Đọc hiểu các thuật ngữ Google Ads. […]